Như các bạn đã biết, làm tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) tức là bạn quảng bá sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp đến với khách hàng. Khách hàng click vào link để mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, thanh toán thành công thì bạn sẽ được nhận % hoa hồng.
Nếu các phương pháp truyền thống đã được sử dụng phổ biến là CPS (Cost Per Sale) và CPA (Cost Per Action) thì CPO sẽ mang đến quả cao hơn dành cho cả người giới thiệu lẫn người bán.
Vậy CPO là gì? Cách tính và tầm quan trọng của CPO trong marketing như thế nào? Hãy cùng Ola City tìm hiểu qua bài viết sau đây các bạn nhé.
1. CPO là gì?
CPO (Cost Per Order) được định nghĩa là chi phí cho mỗi lần đặt hàng (không cần biết đơn hàng có thành công hay không). Điểm khác biệt của CPO với CPS chính là đối với CPS thì khi đơn hàng được hoàn tất (nhà bán hàng đã nhận được tiền thanh toán) thì bạn mới được tính phí. Trong marketing online, CPO là phương pháp tính toán tất cả các chi phí phát sinh của quá trình đặt hàng hoặc khi có khách hàng tiềm năng.
CPO bao gồm phí quảng cáo, phí thuê bao cũng như phí vận chuyển. Đây là biện pháp được sử dụng để xác định tính hiệu của của các hình thức tiếp thị và thường được sử dụng trong tiếp thị liên kết hoặc quảng cáo trực tuyến. Chi phí cho mỗi đơn hàng cũng được gọi là chi phí cho mỗi lần bán hoặc chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng.
2. Hình thức CPO có khó không?
Hình thức CPO có khó không lại là câu hỏi của khá nhiều người. Câu trả lời là nó phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ bạn chọn. CPO phù hợp cho các ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ cần sự cân nhắc trước khi mua, có giá trị cao như: Thực phẩm chức năng, thuốc …..Đối với các ngành hàng như: Thiết bị điện tử, du lịch, vật dụng gia đình ….buộc phải làm theo hình thức CPS.
3. Công thức tính CPO
Các Marketer cần nắm bắt các chỉ số tính chi phí để xác định chiến dịch phù hợp đối với doanh nghiệp. Chỉ khi nắm bắt được cách tính chi phí của từng loại chiến dịch mới có thể xây dựng và canh chỉnh chiến lược tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả như mong đợi cho doanh nghiệp.
- CPO được tính như sau: CPO = Chi phí / Số lượt đặt hàng.
Khi xác định thu nhập ròng, phần ngân sách chiến dịch rất quan trọng đối với việc tính phí sử dụng cho mỗi lượt đặt hàng. Tuy nhiên, CPO không được dùng để xác định thu nhập ròng theo nghĩa kinh doanh. Phương thức CPO là cách xác định tính hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị liên kết liên quan đến phần ngân sách được sử dụng. Trọng tâm ở đây chính là số lượng phản ứng phát sinh từ một chiến dịch quảng cáo cụ thể.
4. Cách sử dụng CPO
CPO là phương pháp được dùng phổ biến nhất trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Khi một đoạn quảng cáo bằng văn bản hay hình ảnh được hiển thị sẽ thu hút rất nhiều. Tuy nhiên, không phải quảng cáo nào cũng gây ra ấn tượng và thu hút được 1 lần nhấp chuột hay mua hàng. Đó là lý do mà CPO hay các mô hình thanh toán chi phí khác được sử dụng. Người ta thường dùng CPO để đo lường sự thành công thực sự của chiến dịch quảng cáo.
Chi phí đơn hàng không chỉ là thước đo giá trị tiền bạc trong tiếp thị liên kết, nó còn ảnh hưởng tới tổng thể cả chiến dịch, theo dõi và thanh toán hoa hồng của mô hình. CPO là sự kết nối của một khoản phí và nhà cung cấp trả cho việc đặt quảng cáo với các đối tác chạy quảng cáo khác. CPO sẽ liên quan tới một số tiền hoặc phần trăm cố định của doanh số được tính toán để trả cho các đối tác.
5. Tầm quan trọng của CPO trong online marketing
CPO là phương pháp tính toán dựa trên doanh số thực tế. Đây là lợi thế lớn cho những người bán hàng. Họ có thể sử dụng nhiều phương pháp quảng cáo và chỉ cần trả phí cho phần doanh số thực tế nhận được.
Các publishers có thể nhận hàng về và tự quảng cáo cho những khách hàng tiềm năng, khi đó bạn vẫn nhận được một ít tiền hoa hồng của công ty. CPO cũng định hướng theo tỷ suất lợi nhuận đạt được: Các công ty bán sản phẩm đắt tiền sẽ có giá trị CPO cao hơn, trong khi đối với những cửa hàng nhỏ sẽ có giá trị CPO thấp hơn.
Đa phần mục tiêu của các công ty là giữ giá trị CPO càng thấp càng tốt. Mô hình CPO vượt trội hơn so với nhiều mô hình khác, không tính đến giá trị thực tế của những chiến dịch quảng cáo khác của công ty. Điều này phụ thuộc vào lượng traffic, số lần hiển thị trang và tỷ lệ nhấp, không nhất thiết phụ thuộc vào doanh số, ngay cả khi đây là những điều quang trọng trong quan điểm tiếp thị của công cụ tìm kiếm.
Do đó, CPO là phương pháp giảm thiểu rủi ro chi phí quảng cáo với giá trị thấp và đặc biệt quan trọng đối với những công ty vừa và nhỏ chỉ muốn dùng một lượng ngân sách nhỏ nhưng muốn quảng cáo hiệu quả.
Hi vọng qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ CPO cùng những lợi ích và công dụng của nó. Nắm rõ được tầm quan trọng của CPO trong online marketing và cách tạo ra chiến dịch CPO, tức là bạn đã thành công rất lớn trong công cuộc làm tăng lợi nhuận của mình. Chúc các bạn thành công!
Trân trọng,
Ola City Global