Bạn có ý tưởng kinh doanh nhưng lại không dám thực hiện vì ngại phải bỏ ra một khoản đầu tư và quy trình thực hiện lại khá phức tạp? Nếu bạn nhận được lời đề nghị hợp tác trở thành người bán lẻ, không cần phải chịu các khoản phí về nhập hàng, vận chuyển, lưu kho… và có thể điều hành công việc này ở bất kỳ đâu trên thế giới thì bạn có sẵn sàng để bắt đầu?
Bài viết sau đây Ola City mong muốn chia sẻ đến các bạn những nguyên tắc thực hiện và 9 mẹo kinh doanh Dropshipping dành cho người mới bắt đầu. Hãy cùng tham khảo và áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình các bạn nhé!
1. Giải quyết vấn đề nhà cung cấp gửi nhầm đơn cho khách hàng của bạn
Dù là nhà cung cấp lớn hay nhỏ thì họ cũng có thể mắc sai lầm. Ở trường hợp này bạn có thể giải quyết vấn đề theo 3 cách sau:
- Tự nhận lỗi với khách hàng
Trong mọi trường hợp, dù lỗi đó có thuộc về nhà cung cấp, bạn cũng không nên cố gắng đổ lỗi cho họ vì điều đó thực sự không giải quyết được vấn đề mà còn làm hình ảnh của bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp. Khách hàng không quan tâm bạn là nhà cung cấp hay Dropshipper nên cũng không cần phải biết lỗi thuộc về ai. Tốt nhất trong trường hợp này bạn nên chịu trách nhiệm với khách hàng của mình, xin lỗi và đền bù thiệt hại cho họ.
- Làm sản phẩm trở nên phù hợp với khách hàng
Tùy vào mức độ sai sót để thương lượng với khách hàng, bạn có thể hoàn lại một phần tiền hàng hoặc hỗ trợ đổi trả hàng miễn phí.
- Yêu cầu nhà cung cấp bồi thường
Dù bạn phải chịu trách nhiệm với khách hàng về sai sót này nhưng không có nghĩa bạn phải chịu ảnh hưởng cả về lợi nhuận. Nhà cung cấp phải có trách nhiệm khắc phục lỗi của chính họ. Bạn có thể yêu cầu họ thanh toán các chi phí vận chuyển khi thực hiện đổi trả hàng cho khách.
2. Quản lý hàng tồn kho và làm việc với nhiều nhà cung cấp
Những người làm Dropshipping gặp trở ngại lớn nhất là không thể theo dõi sát sao được số lượng hàng tồn cần bán, vì vậy tình trạng phải liên tục xin lỗi khách hàng vì đơn hàng của họ đã hết diễn ra thường xuyên. Đây không phải là cách làm việc chuyên nghiệp và chắc chắn bạn sẽ dần mất đi những vị khách của mình. Bạn có thể tham khảo một vài cách giải quyết vấn đề này dưới đây.
- Làm việc với nhiều nhà cung cấp
Việc bạn làm việc cùng lúc với nhiều nhà cung cấp sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng hết hàng. Bạn sẽ dễ dàng thay đổi sang nhà cung cấp khác nếu nhà cung cấp kia đã hết hàng và khách hàng của bạn không cảm thấy bất tiện khi phải đổi sang sản phẩm khác hay phải đợi một thời gian quá lâu để nhận được hàng.
- Lựa chọn mặt hàng
Tình trạng hết hàng có thể sẽ diễn ra liên tục nếu đó không phải những mặt hàng thiết yếu, do đó, hãy lựa chọn những sản phẩm có mức độ tiêu dùng cao và chắc chắn các nhà cung cấp của bạn đều sẵn sàng cung cấp cho bạn bất cứ lúc nào.
- Có thể sử dụng sản phẩm thay thế
Nếu có những mặt hàng gần như giống hệt nhau về đặc tính, công dụng, bạn có thể chủ động tư vấn cho khách hàng chuyển qua sản phẩm khác có cùng đặc điểm nếu mặt hàng họ chọn đã hết.
- Thường xuyên làm việc với nhà cung cấp
Để kiểm soát tốt số lượng hàng tồn kho, bạn cần liên tục trao đổi với nhà cung cấp để cập nhật được số liệu chính xác tránh tình trạng để khách không hài lòng khi đến với gian hàng của mình
- Cách xử lý đơn hàng bị lỗi
Khách hàng sẽ cho rằng bạn đang làm việc một cách thiếu chuyên nghiệp nếu cố tình không xử lý đơn hàng bị lỗi của họ hoặc xử lý một cách vô trách nhiệm. Vì vậy, trong tình huống này bạn hãy cố gắng làm vừa lòng vị khách hàng này bằng cách đổi cho khách hàng một sản phẩm chất lượng hơn mà không lấy thêm tiền.
3. Thực hiện các đơn hàng
Làm việc với nhiều nhà cung cấp giúp bạn hạn chế được tình trạng hết hàng, tuy nhiên, mỗi khi có đơn hàng mới và tất cả những nhà cung cấp đều có thể đáp ứng cho bạn thì bạn sẽ lựa chọn làm việc với nhà cung cấp nào?
– Lựa chọn nhà cung cấp ưu tiên: Hãy lựa chọn một nhà cung cấp mà bạn cảm thấy phù hợp nhất để chuyển thông tin đơn hàng đến họ đầu tiên, những nhà cung cấp khác chỉ là trường hợp dự bị cho tình trạng nhà ưu tiên không thể xử lý đơn hàng.
– Lựa chọn nhà cung cấp dựa vào vị trí của người đặt hàng: Điều này giúp bạn giảm thời gian giao hàng, khách hàng của bạn sẽ vui hơn khi nhận được hàng trước cả dự tính.
– Dựa vào giá cả: Trong kinh doanh, ai cũng muốn tối đa hóa được lợi nhuận của mình, vì vậy lựa chọn nhà cung cấp có giá thành hợp lý sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Bạn hãy so sánh giá giữa các nhà cung cấp của bạn trước khi ra quyết định chuyển đơn hàng mới cho họ.
4. Những vấn đề về bảo mật và gian lận
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu như cố tình lưu trữ những thông tin thanh toán của khách hàng. Vì vậy, tuyệt đối đừng nên lưu trữ bất kỳ một thông tin nào. Thay vào đó, có thể sử dụng những cổng thanh toán bằng ví điện tử đang phổ biến hiện nay.
Nhận biết và xử lý các đơn hàng gian lận:
Bạn không thể tránh khỏi những trường hợp bị chơi xấu, điều này sẽ làm mất thời gian và ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác những vấn đề như vậy. Một số ví dụ cụ thể để bạn có thể nhận ra đó là đơn hàng rác và không nên xử lý chúng: địa chỉ email có dấu hiệu bịa đặt bằng những cái tên vô nghĩa; đặt quá nhiều đơn hàng cùng một lúc; địa chỉ thanh toán và giao hàng khác nhau…
Khi gặp phải nhưng tình trạng có dấu hiệu đáng nghi này, bạn hãy liên hệ để xác nhận đơn hàng này với họ. Quá trình trao đổi sẽ giúp bạn nhận ra khách hàng đó có đáng tin cậy hay không.
5. Hiểu cách thức hoàn tiền khi khách hàng yêu cầu trả hàng
Có khả năng cao bạn đã vướng vào các đơn hàng gian lận. Những “kẻ” đặt hàng có “âm mưu” làm tổn thất đến bạn nên đã cố tình làm phiền đến công việc của bạn. Trong trường hợp này dù đúng hay sai thì bạn vẫn phải chịu các khoản hoàn tiền cho khách. Nếu giải quyết không hợp lý, bạn sẽ dễ bị khiếu nại và dính vào các vấn đề pháp lý nếu số tiền đó quá lớn. Vì vậy, hãy tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ nhà cung cấp của bạn để có cách xử lý thỏa đáng nhất.
6. Xử lý vấn đề liên quan đến lợi nhuận
Trước khi xây dựng chính sách hoạt động cho riêng mình, bạn cần trao đổi kỹ với nhà cung cấp để tạo chính sách hợp lý nhất. Các khoản phí có thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn như:
- Phí lưu trữ hàng tồn kho
Một số nhà cung cấp có thể yêu cầu bạn phải chịu phí cho quá trình dự trữ hàng trong kho. Tuy nhiên, đây là việc làm thiếu chuyên nghiệp và bạn cần thương lượng với họ để giảm thiểu những chi phí không đáng này.
- Phí xử lý hàng bị lỗi
Người làm Dropshipping sẽ chịu trách nhiệm với khách hàng về mặt hàng bị lỗi và sẽ phải thực hiện đổi trả hàng cho khách nếu họ yêu cầu. Việc bạn để khách trả phí vận chuyển cho đơn hàng phát sinh này sẽ khiến bạn mất điểm và thể hiện sự hẹp hòi trong quá trình làm việc. Trái lại, nếu bạn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khoản phí này bạn sẽ chiếm được cảm tình và tăng khả năng mua lặp lại của khách.
7. Vấn đề vận chuyển
Có thể bạn sẽ cảm thấy rắc rối khi có quá nhiều đơn hàng cần xử lý với rất nhiều những địa chỉ khác nhau. Nhưng hiện nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin bạn có thể thiết lập dễ dàng trên hệ thống của những nhà vận chuyển. Bạn cần liên hệ với họ và xin cùng hợp tác để công việc của bạn thuận tiện hơn, nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp mình.
8. Chăm sóc khách hàng thường xuyên
Khách hàng của bạn sẽ nhận thấy được tầm quan trọng của họ nếu bạn luôn có sự quan tâm nhất định về các vấn đề mà họ đang thắc mắc. Hãy lập một danh sách về những điều mà khách hàng thắc mắc và phương hướng giải quyết hợp lý.
Thật tuyệt vời nếu bạn có thể giải đáp mọi thắc mắc một cách kịp thời nhất. Bằng cách sử dụng hotline hỗ trợ khách hàng bạn sẽ có cơ hội được chăm sóc họ chu đáo hơn, mọi vấn đề phát sinh được giải quyết nhanh chóng hơn và khiến họ cảm thấy hài lòng hơn.
9. Tập trung nguồn lực vào marketing
Sản phẩm dù có chất lượng, gian hàng dù có chuyên nghiệp nhưng không có khách thì tất cả chỉ là con số không. Vì vậy bạn phải có chiến lược để thu hút khách hàng. Để tăng tỷ lệ truy cập với tư cách là một dropshipper mới, bạn nên tập trung vào các kênh tiếp thị tốt nhất là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quảng cáo Facebook và chạy Google Ads.
Điều này cho phép bạn tạo ra doanh số và doanh thu ngay từ đầu, góp phần mở rộng quy mô nhanh chóng,tăng khả năng cạnh tranh với các thương hiệu và nhà bán lẻ lớn nhất ngay lập tức.
Khi đã có được những vị khách hàng đầu tiên, bạn hãy dồn hết sự quan tâm của mình vào họ vì họ chính là người sẽ đánh giá sản phẩm và chất lượng phục vụ của bạn, tạo niềm tin cho những khách hàng kế tiếp. Hơn nữa, khi bạn tạo được ấn tượng tốt, khả năng khách hàng có nhu cầu quay lại mua hàng của bạn là rất cao.
Mặc dù xây dựng doanh nghiệp trên mô hình Dropshipping khá dễ dàng và ít rủi ro nhưng nó không phải là con đường nhanh chóng kiếm được nguồn thu nhập lớn cho bạn. Những doanh nghiệp Dropshipping luôn phải có cách làm việc nghiêm túc, tích cực phát triển dịch vụ để làm hài lòng khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình. Hy vọng với những chia sẻ của Ola City qua bài viết trên sẽ giúp bạn rút ra được những kinh nghiệm hữu ích. Chúc các bạn thành công!
>>> Tham khảo thêm những kiến thức hữu ích về Dropshipping tại đây: https://info.olacity.com/vi/category/kien-thuc/dropshipping/
Trân trọng,
Ola City Global