Có thể bạn đã biết, SEO và Google Adwords được ví như hai “vũ khí” đem lại chuyển đổi hiệu quả nhất trong kế hoạch marketing tổng thể. Nhưng không thể chối cãi rằng Facebook Ads cũng là một kênh tiếp thị tuyệt vời không kém. Bạn cần nhớ những điểm cơ bản quan trọng khi sử dụng công cụ này là: target mục tiêu cụ thể, sử dụng hình ảnh bắt mắt, chuyển đổi tương tác thấp và đừng quên theo dõi mọi thứ.
Tuy nhiên, trong quá trình chạy quảng cáo Facebook, có rất nhiều tài khoản bị gắn cờ hoặc bị khóa vì vi phạm chính sách của các “Ông Lớn”. Hãy cùng Ola City tìm hiểu danh sách những điều cần lưu ý để tránh tình trạng này không xảy ra cho bạn nhé!
I. Facebook Ads hoạt động như thế nào?
Quảng cáo Facebook nhắm mục tiêu người dùng dựa vào vị trí, độ tuổi, nhân khẩu và thông tin cá nhân. Đối tượng sẽ do bạn chọn lựa thông qua các thao tác trong cài đặt quảng cáo. Sau khi tạo quảng cáo, bạn có thể đặt ngân sách và giá thầu cho mỗi lần khách hàng nhấp (CPC- cost per click) hoặc cho mỗi hàng nghìn lần hiển thị.
Việc quan trọng nhất trong quảng cáo Facebook là target – nhắm mục tiêu quảng cáo. Bạn có thể xem ví dụ của bảng tùy chỉnh Targeting Options dưới đây:
Bạn sẽ cần phải điền:
- Location (Vị trí)
- Age – Gender (tuổi và giới tính)
- Interests (sở thích)
- Broad Categories (Danh mục mở rộng) – bạn có thể chọn những hoạt động hoặc sở thích mà khách hàng của bạn thường có.
Facebook Ads sau đó sẽ dùng những thông tin này để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho bạn và hiển thị quảng cáo của bạn cho họ.
II. Những lưu ý khi chạy Facebook Ads
1. Sử dụng từ ngữ
Bạn cần phải dùng từ cẩn thận khi chạy Ads. Những từ bị cấm thường liên quan đến các điểm liệt kê sau đây:
- Lĩnh vực y tế – sức khỏe: Facebook cấm các từ ngữ liên quan đến – tên bệnh hoặc nội tạng cơ thể; từ chỉ người bệnh; tên thuốc; từ ngữ mang nghĩa tiêu cực.
- Tài chính – tiền tệ: Các từ bị cấm khi chạy Facebook Ads thường liên quan đến “Vay”. Những câu từ như “cho vay”, “vay vốn”, “Lãi suất”, “Vay tín chấp”,…
- Liên quan đến cảm xúc, tinh thần: Tự vẫn, tự tử, trầm uất,…
- Thành phần hóa học: Các bài viết liệt kê thành phần hóa học như: vitamin, collagen,.. cũng thuộc vùng nguy hiểm
- Phân biệt chủng tộc và giới tính: các từ như ông kia, bà nọ, người da đen, người da trắng, dân tộc,..cũng được liệt vào danh sách cấm.
- Từ ngữ về đào tạo việc làm – cho thuê văn phòng, nhà ở
- Quảng cáo về camera theo dõi
- Content sai sự thật hoặc gây hiểu nhầm: nội dung cam đoan, cam kết 100%,…
- Sử dụng hình ảnh nhạy cảm: Ảnh lộ da, bộ phận nhạy cảm,..
- Sử dụng hình ảnh bạo lực: Những ảnh máu me, bạo lực, gây khó chịu cho người xem,…
- Từ ngữ so sánh: Việc sử dụng image so sánh cơ thể, địa vị, sản phẩm, nhân quyền,..trong quảng cáo Facebook bị cấm. Kiểu quảng cáo tạo dựng niềm tin bằng so sánh trước sau cũng bị cấm hiển thị, liệt kê vào danh sách không nên dùng.
- Vi phạm bản quyền thương hiệu: sử dụng từ ngữ của các hãng chính hãng như Adidas, Gucci, Balenciaga,…để quảng cáo cho shop bán hàng fake.
- Các từ bị cấm khác như: thuốc lá, bộ phận nhạy cảm, tăng cân, giảm cân, sổ đỏ,…
- Lỗi 20% chữ trong hình: Quảng cáo chứa hình ảnh có quá nhiều chữ bên trong. Hình với 20% là chữ sẽ nhận được thông báo “Quảng cáo của bạn có thể không được phê duyệt do ảnh chứa quá nhiều văn bản” từ Facebook.
2. Trong quá trình chạy quảng cáo
Khi chạy quảng cáo, bạn cần tuân theo những quy tắc của các nhà điều hành Facebook. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị khóa hoặc bị báo cáo lên Facebook như sau:
- Vi phạm chính sách quảng cáo
- Spam: chạy nhiều quảng cáo trên một địa chỉ IP
- Bùng tiền hoặc trả không đúng hạn phí quảng cáo
- Tài khoản quảng cáo không đáng tin cậy do ít hoạt động
- Hành vi bất thường như thường xuyên bật tắt các chiến dịch quảng cáo,..
- Target không đúng độ tuổi khách hàng. Ví dụ như những quảng cáo tranh ảnh 21+ cho những người dưới 20.
III. Các dạng chạy quảng cáo Facebook
1. Quảng cáo cơ bản
Quảng cáo Facebook Ads cơ bản hiển thị ở cột bên phải của trang News feed với nội dung gồm tối đa 25 ký tự tiêu đề, 90 ký tự mô tả và hình ảnh đi kèm có kích thước 100×72 pixel. Khi người dùng nhìn thấy mẫu quảng cáo Facebook Ads và click vào sẽ dẫn họ đến Fanpage, trang web hoặc địa chỉ bất kỳ nào mà bạn lựa chọn khi thiết lập.
2. Quảng cáo Facebook được tài trợ
Sponsored Stories là dạng quảng cáo Facebook được tài trợ, xuất hiện bên phải hoặc ở chính giữa News Feed, nội dung quảng cáo bao gồm 1 hình ảnh và dòng mô tả được tự động lựa chọn từ Fanpage hoặc trong các bài đăng trên Fanpage.
Người dùng có thể like Fanpage, bình luận và chia sẻ trực tiếp ngay trên mẫu quảng cáo. Còn khi họ nhấp chuột vào thì đích tới sẽ chính là Fanpage. Hình thức quảng cáo này sẽ tiếp cận người dùng theo những tương tác của thành viên Fanpage và bạn bè của họ.
3. Promoted Post – Quảng cáo Facebook đề xuất bài đăng
Promoted Post là dạng quảng cáo Facebook thăng hạng bài đăng và chỉ hiển thị trên News feed dưới dạng một gợi ý cho người dùng. Mẫu quảng cáo bao gồm 1 hình ảnh và đoạn văn bản được lấy tự động từ một bài đăng trên Fanpage. Promoted Post cũng cho phép người dùng trực tiếp like Fanpage, bình luận hay chia sẻ ngay trên mẫu quảng cáo.
Trân trọng,
Ola City Global