Affiliate Marketing ngày càng phát triển và trở thành cơ hội cho những người làm Marketing Online trên thế giới. Một trong các thuật ngữ bạn thường nghe đến trong Affiliate Marketing chính là Publisher, tuy nhiên bạn đã biết Publisher là gì hay chưa? Và làm thế nào để trở thành một Publisher thành công?
Cùng Ola City tìm hiểu ngay Publisher là gì và kinh nghiệm trở thành Publisher chuyên nghiệp trong Affiliate Marketing qua bài viết sau, các bạn nhé.
I. Publisher là gì?
Publisher là những cá nhân hoặc doanh nghiệp làm công việc quảng bá hoặc tiếp thị sản phẩm cho các nhà quảng cáo (Advertiser – hay còn gọi là nhà bán lẻ hoặc người bán) để được nhận hoa hồng. Các publisher phải có một đường link tiếp thị riêng, nếu có người mua hàng qua link tiếp thị của họ hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào theo yêu cầu của nhà quảng cáo (Advertiser) thì các Publisher sẽ được nhận hoa hồng.
Các publisher có thể quảng bá các chương trình tiếp thị liên kết trên website và blog của họ, từ đó có thể nhận được hoa hồng từ việc chuyển đổi lượng người truy cập website hoặc blog thành khách hàng tiềm năng cho nhà quảng cáo.
Publisher có thể tham gia mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network) để có thể truy cập nhiều chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate programs). Affiliate Network cũng cung cấp cho Publisher công cụ theo dõi chiến dịch và hỗ trợ liên kết cho các nỗ lực tiếp thị trực tuyến của họ.
II. Các loại Publishers phổ biến
1. Đối tác PPC (Pay Per Click)
Có nghĩa là mất phí cho mỗi lần nhấp chuột. Đây là những Publishers chọn hình thức trả tiền để mua lượt click vào trang web bán hàng của đối tác. Tuy nhiên, hình thức này thường gặp phải rủi ro bởi những click ảo do bot tạo ra, dẫn đến tình trạng lưu lượng truy cập web không chất lượng.
2. Publisher Social Media
Đây là những người thường sử dụng tài khoản cá nhân hoặc tạo các fanpage trên các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram để tạo nên những nội dung thu hút người mua hàng.
3. Publisher chuyên về phiếu giảm giá
Đây là những người thu hút người mua hàng thông qua các khuyến mãi giảm giá, các hot deal từ các hãng. Những đối tượng khách hàng họ nhắm vào là những người muốn mua sản phẩm tốt với giá ưu đãi. Để nhắm đến các đối tượng này, họ thường đăng quảng cáo hoặc gửi email về các chương trình khuyến mãi.
4. Publisher sử dụng người nổi tiếng
Đây là những người sử dụng những người nổi tiếng như KOL, Influencer, những người có tầm ảnh hưởng để quảng bá cho sản phẩm, tạo được niềm tin cho khách hàng. Đây là một hình thức khá hiệu quả.
5. Publisher tự tạo nội dung
Đây thường là những Blogger, Youtuber, những người sở hữu một lượng truy cập tự nhiên thông qua blog hoặc kênh Youtube của họ. Họ có thể tạo những nội dung thu hút khách hàng trên blog cá nhân hoặc trên các video của họ.
6. Publisher sử dụng trang web mua sắm
Các Publisher sẽ liên kết hoặc tự tạo ra web so sánh giá giữa các sản phẩm. Tâm lý người mua hàng thường sẽ lên mạng tìm kiếm sản phẩm và so sánh giá giữa các sản phẩm với nhau. Hình thức này thường mang lại tỉ lệ chuyển đổi rất cao.
III. Phân biệt Advertiser và Publisher
1. Advertisers là ai?
Advertisers là những công ty sở hữu sản phẩm cần được quảng cáo. Sản phẩm của họ có thể tồn tại ở dạng sản phẩm có thể bán được hoặc có thể là yêu cầu một hành động như đăng ký tài khoản, để lại thông tin liên lạc (CPA – Cost Per Action) hoặc việc cài đặt game, ứng dụng (CPI – Cost Per Install).
Những Advertisers không thể tự tìm người mua sản phẩm của họ, vì vậy họ cần đến những Publishers, là những người có thể quảng cáo và bán được hàng cho họ. Tuy nhiên, đôi khi những Advertisers phải đặt ra một số quy tắc cho các Publishers về việc quảng cáo sản phẩm của họ như thế nào và những quảng cáo nào được phép sử dụng.
2. Publishers là ai?
Publishers là những cá nhân hoặc công ty chịu trách nhiệm kết nối sản phẩm của Advertisers với người mua hàng. Publisher giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp (Advertisers).
Ta có thể định nghĩa các Publishers khác nhau thông qua những gì họ làm và cách họ kiếm được lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Có những Publishers tìm ra lượng khách hàng thông qua các nền tảng quảng cáo, hoặc có thể có lượng khách hàng tự nhiên thông qua trang Web hoặc Blog của họ, cũng có thể họ kiếm được lượng khách hàng thông qua các mạng xã hội.
Những dạng Publishers khác nhau sẽ có những cách thức tìm kiếm lưu lượng khách hàng khác nhau. Do đó, những Publishers nên lựa chọn cách thức phù hợp với năng lực của mình.
3. Sự khác biệt giữa Advertiser và Publisher là gì?
Advertiser – Nhà quảng cáo là công ty có sản phẩm quảng cáo như đăng ký CPA hoặc ưu đãi ứng dụng, trò chơi CPI,… và dựa vào những người khác để quảng cáo hay bán sản phẩm quảng cáo cho họ. Đó là lý do Publisher tồn tại để quản lý quảng cáo và mang lại lưu lượng truy cập chất lượng cao cho Advertiser.
Advertiser là người trả tiền để quảng cáo của anh ấy được hiển thị, còn Publisher là người kiếm tiền từ việc để hiển thị quảng cáo cho Advertiser. Chính vì vậy, Advertiser sở hữu hoặc kiểm soát sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế đang được quảng cáo bởi vì họ là người điều khiển quảng cáo sản phẩm. Publisher quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ thực tế và hướng người dùng đến trang của Advertiser để thực hiện mua hàng hoặc đọc thêm chi tiết về sản phẩm.
Tóm lại, Advertiser là nhà quảng cáo còn được gọi là nhà bán lẻ hoặc người bán, họ kiếm tiền bằng ROI – tức là bằng cách bán sản phẩm được quảng cáo. Publisher là bên thực hiện quảng cáo, quảng bá các sản phẩm cho Advertiser.
IV. Các bước để trở thành một Publisher thành công
Sau khi đã nắm được thế nào là một Publisher và có những loại Publisher nào, bạn cần xác định được hướng đi cho mình. Có rất nhiều con đường để đi nhưng dù là cách nào bạn cũng cần kiên trì học hỏi và không được bỏ cuộc. Hãy cùng tìm hiểu các bước để trở thành một Publisher thành công nhé!
1. Xác định rõ sản phẩm
Việc xác định sản phẩm ở đây là bạn cần tìm hiểu rõ về sản phẩm bạn đang làm là gì, như thế nào, ưu, nhược điểm ra sao để có thể quảng bá những điểm mạnh của sản phẩm đến với người mua.
Hơn nữa, bạn cũng cần tìm hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu là gì để nhắm quảng cáo đến đúng tệp đối tượng. Nắm được những điều trên bạn sẽ tạo ra một chiến dịch quảng cáo hiệu quả
2. Xác định kênh quảng bá sản phẩm, dịch vụ
Có rất nhiều kênh để bạn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến với người dùng, có thể là kênh miễn phí hoặc phải trả phí. Các kênh miễn phí có thể là blog, youtube, SEO, các trang mạng xã hội,…; các kênh trả phí có thể kể đến là các nền tảng quảng cáo như facebook ads, google ads, zalo ads,…
Hãy lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp với đối tượng khách hàng và hiểu biết của bạn. Dù là kênh quảng cáo nào thì bạn cũng không nên nản chí khi chưa có kết quả ngay. Hãy kiên trì tối ưu từng ngày và thành quả sẽ đến với bạn.
3. Xác định Affiliate Network để làm Affiliate
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng đây chính là nơi bạn có thể lấy sản phẩm và dịch vụ để quảng bá. Hiện nay, bạn có thể làm affiliate cho rất nhiều các network khác nhau, kể cả trên thế giới như Amazon, Clickbank, Shareasale, Ola City…
4. Xây dựng nội dung
Sau khi xác định được kênh bán hàng, một trong những công việc quan trọng nhất của một Publisher đó là xây dựng nội dung thu hút khách hàng. Nếu hàng ngày bạn cứ up bài đều đều mà không thấy có tác dụng gì thì có thể do nội dung của bạn chưa thu hút được khách hàng. Hãy nhớ “Content is King”.
Một content hay phải là content chạm đúng insight khách hàng, nói đúng vấn đề khách hàng đang gặp phải và hướng đến giải pháp cho khách hàng. Hãy đặt mình là khách hàng để biết mình cần biết những thông tin gì để từ đó có thể thuyết phục được người mua.
Lời kết
Bài viết trên đây là những chia sẻ về Publisher là gì? Với kênh Affiliate ngày càng trở nên tinh vi hơn, phương pháp tiếp cận phù hợp là chìa khóa để tối ưu hóa kết quả một cách hiệu quả và áp dụng các chiến thuật phù hợp ở Publisher. Hiểu nhu cầu và lợi ích của các loại Publisher khác nhau giúp các Advertiser xác định khuyến khích và chiến lược nào phù hợp nhất với một Publisher cụ thể.
Điều này có liên quan cho các Advertiser muốn phát triển kênh theo đúng hướng chiến lược cũng như các chương trình trưởng thành và phát triển hơn để thực hiện các chiến thuật tinh vi hơn cho tăng trưởng và tối ưu hóa. Hy vọng Ola City đã cung cấp đầy đủ những thông tin mà các bạn quan tâm. Chúc các bạn thành công!
Trân trọng,
Ola City Global